19:54 ICT Chủ nhật, 06/10/2024

Trang nhất » TIN TỨC » CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2021-2026

Trang Web sẽ hiển thị tốt trên các trình duyệt:  FIREFOX, GOOGLE CHROME, IE 7.0 trở lên.

Chiến lược phát triển nhà trường 2021-2026

Thứ năm - 16/12/2010 07:42
Kế hoạch chiến lược phát triển trường THPT Võ Giữ giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn 2030.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH

TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 08 /KH-VG

         Hoài Ân, ngày 26 tháng 01 năm 2021

 

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ

GIAI ĐOẠN 2021 – 2026, TẦM NHÌN 2030

 

PHẦN MỞ ĐẦU

 

            Trường THPT Võ Giữ đóng trên địa bàn thôn Mỹ Thành, xã Ân Mỹ, huyện Hoài Ân, là huyện trung du, miền núi phía Bắc của tỉnh Bình Định. Trường được thành  lập vào ngày 08 tháng 03 năm 2000 theo Quyết định số 3028/2000/QĐ-UB ngày 08/03/2000 của UBND tỉnh Bình Định. Với hơn 20 năm hình thành và phát triển, cùng với sự phát triển đi lên không ngừng của đất nước và sự nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, trường đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, nhiều năm liền được Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định tặng giấy khen.

 

Trong 5 năm qua, về cơ bản nhà trường đã thực hiện thành công Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2021. Đây chính là cơ sở, là động lực để lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn 2030 với những mục tiêu cao hơn, phù hợp với yêu cầu phát triển chung của tỉnh nhà và đất nước.

 

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hiệu trưởng, lãnh đạo nhà trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch chiến lược của trường THPT Võ Giữ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng, góp phần thực hiện Kế hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo của tỉnh nhà giai đoạn 2021-2026 và Chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo của cả nước đến năm 2026.

PHẦN I

 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

  1. Đặc điểm tình hình nhà trường
  2. Đặc điểm tình hình
  3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên
  4. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 42cán bộ giáo viên (BGH: 02, Giáo viên: 32, Văn phòng: 08(gồm 01 y tế, 01 thư viện, 01 văn thư, 01 kế toán, 01 thiết bị và 03 hợp đồng lao động theo Nghị định 68).
  5. Về chất lượng đội ngũ: 100% cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó trên chuẩn 5giáo viên (đạt tỷ lệ 14,7% );
  6. Danh hiệu thi đua và kết quả xếp loại của HT, P.HTtrong 5 năm qua: Kết quả xếp loại theo chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng đạt từ loại khá trở lên, hàng năm được Giám đốc sở GD&ĐT đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
  7. Giáo viên: Nhà trường có đủ giáo viên giảng dạy, đạt trình độ chuẩn theo quy định. Cụ thể 100% giáo viên đạt chuẩn; trong đó, trên chuẩn 5 giáo viên, tỷ lệ 14,7%; giáo viên dạy giỏi cấp trường: 11/32 giáo viên, tỷ lệ 34,38%; giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh: 4/32 giáo viên, tỷ lệ 12,5%; 100% giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, đạt chuẩn từ loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT hạng 3;
  8. Nhân viên: Trong 4 nhân viên, có 01 thư viện, 01 y tế, 01 kế toán, 01 văn thư-thủ quỹ đạt chuẩn theo quy định, 01 nhân viên thiết bị đang bồi dưỡng nghiệp vụ. Nhà trường hợp đồng thời vụ 2 nhân viên bảo vệ và 1 nhân viên phục vụ. Các nhân viên phụ trách các lĩnh vực trên được đào tạo đúng nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  9. Kết quả xếp loại giáo viên, nhân viên về các mặt từ năm học 2015-2016 đến  năm học 2019-2021

   Năm học

Kết quả xếp loại theo chuẩn GV Trung học

Danh hiệu thi đua

Tốt

Khá

Đạt

Chưa đạt

LĐTT

CSTĐ Cơ Sở

CSTĐ Cấp tỉnh

2015-2016

16

24

 

 

48

4

0

2016-2017

12

26

2

 

48

7

0

2017-2018

14

23

1

 

46

4

0

2018-2019

10

22

2

 

42

0

0

2019-2020

11

23

 

 

42

0

0

- Về Tổ chuyên môn: Gồm 04 tổ chuyên môn

+) Tổ Toán-Thể dục-GDQP AN; Tổ Văn-Sử -GDCD; Tổ Lý- Tin- Tiếng Anh; Tổ Hóa-Sinh-Địa;

- Về giáo viên:

TT

Môn học

Giáo

viên

Đảng viên

Số giáo viên

 

Biên chế

(cơ hữu)

Hợp đồng thỉnh giảng

Trình độ chuyên môn

 

Thạc sĩ

ĐH

Khác

 

T.số

Nữ

 

1

Ngữ văn

4

2

2

4

 

1

3

     

2

Lịch sử

3

3

 

3

   

3

     

3

Địa lí

2

 

1

2

   

2

     

4

Toán học

5

1

2

5

 

1

4

 

 

 

5

Vật lí- Công nghệ lí

5

1

3

5

   

5

 

 

 

6

Hóa học

2

1

 

2

   

2

 

 

 

7

Tiếng Anh

2

1

 

2

 

1

1

 

 

 

8

Sinh học – Công nghệSinh

3

3

1

3

   

3

 

 

 

9

Tin học

1

 

1

1

   

1

 

 

 

10

Giáo dục công dân

2

1

 

2

   

2

 

 

 

11

Thể dục

3

 

2

3

   

3

 

 

 

12

GDQP AN

1

 

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

- Về Cán bộ,nhân viên:

TT

Bộ phận

Số lượng

Đảng viên

Số giáo viên

 

Biên chế

Hợp đồng

Trình độ

 

Thạc sĩ

ĐH

TC

 

T.số

Nữ

 

1

HT, PHT

2

1

2

2

 

2

       

2

Văn thư

1

0

 

1

       

1

 

3

Kế toán

1

1

   

1

 

1

     

4

Thư viện

1

1

 

1

       

1

 

5

TB-THTNThủ quỹ

1

1

1

1

     

1

   

6

Y tế

1

1

 

1

     

1

   

7

Bảo vệ

2

0

   

2

         

8

Phục vụ

1

1

   

1

         
 

 

  1. Học sinh

Năm học

Khối lớp 10

Khối lớp 11

Khối lớp 12

Toàn trường

Số lớp

Số HS

HS

/lớp

Số lớp

Số HS

HS

/lớp

Số lớp

Số   HS

HS

/lớp

Số lớp

Số HS

HS

/lớp

2015-2016

6

270

45

6

240

40

6

234

39

18

744

42

2016-2017

6

256

43

6

233

39

6

226

38

18

715

40

2017-2018

6

235

40

6

244

41

6

230

39

18

709

40

2018-2019

6

252

42

6

218

37

6

236

40

18

706

40

2019-2020

6

223

37

6

243

41

6

205

35

18

671

38

  •  Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm và tỷ lệ tốt nghiệp THPT từ năm học 2015-2016 đến  năm học 2019-2021

+ Kết quả xếp loại về học lực:

Năm học

Tổng số học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém

Đầu năm

Cuối năm

2015-2016

744

720

33

290

344

49

4

2016-2017

720

715

43

314

310

45

3

2017-2018

709

708

58

329

308

7

6

2018-2019

710

706

45

325

316

10

10

2019-2020

671

669

90

284

289

3

3

+ Kết quả xếp loại về hạnh kiểm:

 

Năm học

Tổng số học sinh

Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

2015-2016

720

506

185

23

6

2016-2017

715

562

127

21

5

2017-2018

708

587

107

15

0

2018-2019

706

546

125

15

20

2019-2020

669

550

108

8

3

 

+) Kết quả thi học sinh giỏi, KHKT, các cuộc thi trên mạng:

Năm học

Giải môn văn hóa

Giải toán MTCT

KHKT

IOE

Giải toán qua internet

Cấp tỉnh

Cấp QG

Cấp tỉnh

Cấp QG

Cấp tỉnh

Cấp QG

2015-2016

6

 

 

 

10

 

2

 

2016-2017

11

 

 

1

10

 

12

 

2017-2018

6

 

 

1

 

 

 

 

2018-2019

6

 

 

 

 

 

 

 

2019-2020

3

 

 

 

 

 

 

 

 

+) Kết quả thi tốt nghiệp THPT:

Năm học

SL

Đậu

Tỉ lệ

Ghi Chú

2015-2016

234

232

99,15%

 

2016-2017

226

218

96,46%

 

2017-2018

230

230

100%

 

2018-2019

237

204

86,44%

 

2019-2020

215

212

98,60%

 

+) Kết quả vào Đại học, Cao đẳng:  Duy trì kết quả trên 60% đậu đại học và Cao đẳng và duy trì kết quả thuộc tốp giữa các trường có điểm bình quân thi đại học cao toàn tỉnh.

 

  1. Về cơ sở vật chất:

Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng được yêu cầu tối thiểu để dạy và học trong giai đoạn hiện nay, tuy nhiên còn một số chỉ tiêu về cơ sở vật chất chưa đạt theo chuẩn mới của Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020, cụ thể phòng Thư viện chưa đạt chuẩn quy định dự kiến năm 2021 bổ sung thêm phòng thư viện đạt 112m2.

Tên phòng

Số lượng

Diện tích

Phòng học

20

56 m2   / phòng, nhà xây cấp  2

Phòng giáo viên

01

56 m2    / phòng, nhà xây cấp 2

Phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng

02

28 m2   / phòng, nhà xây cấp 2

Văn phòng

01

56 m2    / phòng, nhà xây cấp 2

Phòng học bộ môn Vật lý

01

56 m/ phòng, nhà xây cấp 2

   

xx

Phòng học  bộ môn Hóa học

01

80 m/ phòng, nhà xây cấp 2

Phòng học bộ môn Sinh học

01

56 m/ phòng, nhà xây cấp 2

Phòng học bộ môn Ngoại ngữ

02

56 m/ phòng, nhà xây cấp 2

Phòng thiết bị giáo dục

01

56 m/ phòng, nhà xây cấp 2

Phòng học bộ môn Tin học

01

80 m/ phòng, nhà xây cấp 2

Thư viện

01

56 m/phòng, nhà xây cấp 2

Phòng nghỉ giáo viên

06

24  m2  / phòng, nhà xây cấp 4

Phòng y tế trường học

01

12 m2   / phòng, nhà xây cấp 2

Phòng Đoàn Thanh niên

01

56 m2   / phòng, nhà xây cấp 2

Phòng bảo vệ

01

12 m2   / phòng, nhà xây cấp 4

Nhà vệ sinh

08

16m2  / phòng, nhà xây cấp 4

Sân trường

01

3000m2.

Sân thể dục thể thao

02

800m2.

 

 

  1. Điểm mạnh
  2. Công tác quản lý và điều hành của tập thể lãnh đạo

- Tập thể lãnh đạo là một tập thể đoàn kết, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Trong công tác chỉ đạo, điều hành luôn chủ động có kế hoạch cụ thể, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

-  Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Khi thực hiện, luôn chủ động điều chỉnh kế hoạch kịp thời sát với thực tế. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh nhà trường.

  1. Đội ngũ giáo viên, nhân viên

-  Là một tập thể đoàn kết, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Trong công tác chấp hành tốt kỷ luật lao động, qui chế chuyên môn; năng động, sáng tạo có tinh thần chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức đổi mới phương pháp giảng dạy theo phương châm " Phát triển năng lực của người học".

  1.  Chất lượng đào tạo
  2. Tỉ lệ học sinh giỏi tăng, học sinh có hạnh kiểm tốt hàng năm đạt tỷ lệ cao và ổn định.
  3. Công tác bồi dưỡng mũi nhọn được quan tâm, nhiều năm liền đạt chỉ tiêu do Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm đề ra.
  4.  Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong việc dạy và học trong giai đoạn hiện nay.

  1. Thành tích nổi bật

Nhà trường đã khẳng định được vị trí trong ngành giáo dục tỉnh Bình Định, được học sinh và cha mẹ học sinh tin cậy.

Trong những năm học gần đây nhà trường luôn đạt danh hiệu đơn vị Lao động tiên tiến. Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ;  Công đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Đoàn Thanh niên được huyện Đoàn đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm.

  1. Điểm hạn chế
  2. Công tác quản lý của tập thể lãnh đạo
  3. Tính chủ động, sáng tạo, trong lãnh đạo quản lý chưa thật cao.
  4. Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa thực sự phù hợp với năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên.
  5. Đội ngũ giáo viên, nhân viên
  6. Một số ít giáo viên, nhân viên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giảng dạy và công tác; tín nhiệm với học sinh, cha mẹ học sinh và đồng nghiệp còn thấp; khả năng chuyên môn hạn chế. Một bộ phận cán bộ, giáo viên, nhân viên chậm đổi mới, hiệu quả giáo dục chưa cao.
  7. Trình độ ngoại ngữ còn thấp, đây là trở ngại rất lớn trong việc tiếp cận những cái mới của khu vực và trên thế giới.
  8. Việc tự học, tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế. Cập nhật thông tin, tri thức trên các phương tiện truyền thông còn yếu, đặc biệt là tìm kiếm trên mạng internet.
  9.  Chất lượng học sinh

           Chất lượng chưa đồng đều, chất lượng đầu vào còn thấp so với mặt bằng trong huyện và tỉnh, một bộ phận học sinh chưa xác định được động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn, còn vi phạm nội qui. Số lượng học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm thấp hơn so với trước đây, một phần do học sinh có kết quả học tập tốt trên địa bàn tham gia học tập tại trường THPT chuyên nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học sinh giỏi của trường.

  1. Cơ sở vật chất

           Chưa đồng bộ và hiện đại; phương tiện, thiết bị, dụng cụ phục vụ dạy và học còn cũ và thiếu. Diện tích chật hẹp, diện tích sân chơi cho học sinh còn hạn chế.

  1. Thời cơ và thuận lợi
  2. Đảng và nhà nước rất quan tâm đến giáo dục thể hiện qua việc ban hành các nghị quyết liên quan đến giáo dục như: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
  3. Nhà trường nằm ở cánh bắc huyện Hoài Ân, được chính quyền các xã trên địa bàn quan tâm, nhà trường đã có bề dày truyền thống trên 20 năm hình thành và phát triển, đã có sự tín nhiệm của các thế hệ học sinh, cha mẹ học sinh trong khu vực và vùng lân cận. Trong nhiều năm liền luôn là đơn vị đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến.
  4. Điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương ngày càng phát triển, 2/4 xã trên địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng cao hơn so với trước đây. Phần lớn cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc học hành của con em mình.
  5. Về chính sách hỗ trợ cho học sinh được chú trọng, nhất là học sinh thuộc diện con gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, học sinh là dân tộc thiểu số, khuyết tật,…. Hàng năm, học sinh nhà trường được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm trao học bổng góp phần giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn duy trì việc học, giảm nguy cơ bỏ học.
  6. Đội ngũ cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm tốt, đáp ứng nhanh với nhu cầu đổi mới và hội nhập.
  7. Thách thức

- Với những thuận lợi, khó khăn nêu trên, nhất là trong thời kỳ hội nhập quốc tế; thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước  đã đặt ra cho nhà trường yêu cầu ngày càng cao về đội ngũ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và chất lượng giáo dục mọi mặt của học sinh.

  • Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, viên chức cần tiếp tục được bồi dưỡng, nâng cao mới đáp ứng yêu cầu mới trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  • Để đáp ứng yêu cầu về đổi mới “căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo” theo Nghị quyết 29 –NQ/TW (khóa XI)  ngày 4/11/2013, nhà trường cần phải thực hiện đổi mới phương thức quản lý, nâng cao chuyên môn của giáo viên, viên chức mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, đặc biệt là việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.
  • Các trường THPT trên địa bàn cũng không ngừng phát triển về quy mô, chất lượng tạo nên sự cạnh tranh lớn giữa các trường.
  • Xác định các vấn đề ưu tiên

-  Kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành của tập thể lãnh đạo theo hướng chuyên biệt hoá với sự phân công phụ trách các mảng công việc. Xây dựng nền nếp làm việc khoa học trong nhà trường.

- Nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức.

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát triển năng lực của học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy - học và công tác quản lý.

- Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.

- Triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; tạo nhiều hoạt động giao lưu để học sinh có điều kiện thích ứng và hoà nhập. Tăng cường trao đổi, hợp tác và tư vấn nghề cho học sinh.

- Quản lý nhà trường theo bộ tiêu chuẩn đánh giá trường phổ thông theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/05/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

PHẦN II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2021-2026, TẦM NHÌN 2030

 

I. SỨ MỆNH,  TẦM NHÌN  VÀ GIÁ TRỊ CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Sứ mệnh

 

- Xây dựng môi trường học tập thân thiện, an toàn cho mọi học sinh với bất kỳ gia cảnh.

- Giáo dục và tạo mọi điều kiện cho học sinh chủ động tìm kiếm tri thức, thể hiện quan điểm cá nhân, hình thành nhu cầu học tập không ngừng.

- Trang bị nền tảng đạo đức và các kỹ năng, giúp các em sẵn sàng trở thành những công dân có ích trong thời đại toàn cầu hóa.

2. Tầm nhìn

 

Trong giai đoạn 2021-2026 và tầm nhìn đến năm 2030, trường THPT Võ Giữ mong muốn tạo nên môi trường giáo dục có chất lượng giúp học sinh khu vực được chuẩn bị cách tốt nhất để trở thành nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của quá trình xây dựng và phát triển của địa phương, gắn với kinh tế tri thức. Nhà trường là nơi học tập uy tín, an toàn, đầy sự cảm thông chia sẻ, tạo cơ hội công bằng cho mọi học sinh – bất kể gia cảnh –được trau dồi kiến thức, phát triển khả năng chuyên biệt, được trang bị các giá trị sống, rèn luyện các kỹ năng mềm và định hướng được nghề nghiệp, làm nền tảng vững chắc cho tương lai các em.

3. Giá trị cốt lõi

 

Trường THPT Võ Giữ gắn liền với các giá trị:

- Cùng tôn trọng, hợp tác và khoan dung để mọi thành viên tự tin thể hiện khả năng, phát huy tính sáng tạo và đem lại hiệu quả cao trong mọi hoạt động giáo dục.

- Trung thực, trách nhiệm và yêu thương để tạo bầu khí thân thiện, an toàn cho mọi thành viên, làm nền tảng cho một môi trường giáo dục chuyên nghiệp.

 

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

 

          1. Mục tiêu chung

          Xây dựng thương hiệu nhà trường, có uy tín và ổn định về chất lượng giáo dục; từng bước phấn đấu theo mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

          2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

  1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

          - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn đào tạo, trong đó hơn 20% cán bộ, giáo viên trên chuẩn.

          - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

          - Không có cán bộ, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo.

          - 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy tính, tích cực ứng dụng CNTT vào giảng dạy, kiểm tra đánh giá, quản lý.

          - 100% cán bộ, giáo viên đổi mới phương pháp quản lý, sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, giảng dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

  1. Qui mô phát triển về học sinh

 

Năm học

Khối lớp 10

Khối lớp 11

Khối lớp 12

Toàn trường

Số lớp

Số HS

HS

/lớp

Số lớp

Số HS

HS

/lớp

Số lớp

Số   HS

HS

/lớp

Số lớp

Số HS

HS

/lớp

2020-2021

6

256

43

6

233

39

6

241

40

18

720

40

2021-2022

7

297

43

6

256

43

6

233

39

19

776

41

2022-2023

7

296

43

7

297

43

6

256

43

20

849

42

2023-2024

8

329

42

7

296

43

7

297

43

22

922

42

2024-2025

7

309

45

8

329

42

7

296

43

22

934

43

                           

 

  • Phấn đấu kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm và tỷ lệ tốt nghiệp THPT từ năm học 2021-2021 đến  năm học 2024-2026

+)Về học lực

Năm học

SSĐN

SSCN

GIỎI

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

2020-2021

720

713

107

285

285

36

0

2021-2022

776

769

115

308

308

38

0

2022-2023

849

841

126

336

336

42

0

2023-2024

922

913

137

365

365

46

0

2024-2025

934

925

139

370

370

46

0

+) Về hạnh kiểm

Năm học

SSĐN

SSCN

TỐT

KHÁ

TB

YẾU

2020-2021

720

713

585

114

14

0

2021-2022

776

769

631

123

15

0

2022-2023

849

841

690

135

17

0

2023-2024

922

913

749

146

18

0

2024-2025

934

925

759

148

19

0

 

  • Phấn đấu kết quả thi học sinh giỏi và KHKT cấp tỉnh hàng năm đều đạt giải và từng bước nâng cao chất lượng giải cấp tỉnh so với hiện nay.

Năm học

Giải văn hóa

Giải KHKT

Cấp tỉnh

QG

Cấp tỉnh

Cấp QG

2020-2021

5

0

01

0

2021-2022

6

0

01

0

2022-2023

8

0

01

0

2023-2024

8

0

01

0

2024-2025

10

0

01

0

          

- Kết quả thi THPT QG hàng năm: Phấn đấu duy trì tỷ lệ học sinh đậu TN THPT trên mặt bằng chung của tỉnh liên tục đến năm 2026.

          - Kết quả xét Đại học: Duy trì kết quả trên 60% học sinh lớp 12 đỗ vào các trường đại học hàng năm, làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THPT theo Đề án 522 của Chính phủ theo Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 30/09/2019 của UBND tỉnh Bình Định về ban hành Kế hoạch thực hiện đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2019-2026 trên địa bàn tỉnh Bình Định”.

c) Cơ sở vật chất

Phấn đấu xây dựng CSVC đạt tiêu chuẩn của trường THPT chuẩn quốc gia, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ dạy - học nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục toàn diện học sinh.

          -  Năm 2021: Xin kinh phí sửa chữa, cải tạo  dãy phòng học 10 phòng thành các phòng chức năng và thư viện đạt chuẩn về diện tích,  để xây dựng trường đạt chuẩn giai đoạn 1.

          - Năm 2022: Xin kinh phí xây dựng thêm một số phòng thuộc khối phòng hành chính quản trị, khối phòng phụ trợ theo tiêu chuẩn của Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT..

- Năm 2023: Xin kinh phí làm sân trường và sân thể dục thể thao.

          - Năm học 2024: Xin kinh phí sửa chữa các phòng học bộ môn Hóa học, Tin học. Từng bước bổ sung phòng học chuyên môn, thiết bị dạy học, CSVC khác theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

Xây dựng trường xanh - sạch - đẹp- an toàn, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”:

+ Lát gạch toàn bộ sân trường; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp khuôn viên trường tạo cảnh quang môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn”.

+ Xây dựng Thư viện đạt chuẩn, Thư viện tiên tiến.

+ Các phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng học ngoại ngữ được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại, trang bị camera an ninh tất cả các hành lang và khuôn viên nhà trường, phủ sóng wifi toàn trường.

 TT

Các mục tiêu

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

1

 Mỗi lớp có một phòng học riêng biệt

100%

100%

100%

100%

100%

2

 CSVC phục vụ giảng dạy, học tập

60%

70%

80%

90%

95%

3

 Số giáo viên có trình độ sau đại học

13%

15%

20%

25%

30%

4

 Thư viện đạt chuẩn

x

x

 

 

 

5

 Thư viện tiên tiến

 

 

x

x

x

6

HS tích cực tham gia các hoạt động chính khóa và ngoại khóa

80%

90%

100%

100%

100%

8

Tính chủ động trong hoạt động của tổ bộ môn

70%

80%

90%

100%

100%

9

Số GV tập huấn về kỹ năng hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ

70%

80%

90%

100%

100%

d. Phấn đấu đạt thành tích:

Năm học

SL ĐV/CB,GV, NV

SL GVG,CNG cấp trường

SL GVG/CNG cấp tỉnh

SL

TT

SL

CS

TĐ cấp

cơ sở

SL

CS

TĐ cấp tỉnh

SL

giấy khen

SL

bằng khen

Chuyên môn nghiệp vụ từ khá trở lên

Viên  chức loại khá trở lên

Đảng viên HT tốt nhiệm vụ

2020-2021

17/32

2

0

43

1

0

5

0

32

42

17

2021-2022

18/34

2

02

43

2

0

5

0

32

42

18

2022-2023

19/34

2

02

43

2

0

5

0

32

42

19

2023-2024

21/34

2

0

43

2

0

5

01

32

42

21

2024-2025

22/34

2

02

43

2

0

5

01

32

42

22

          Giữ vững danh hiệu trường tiên tiến, phấn đấu xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai doạn 1 và là cơ sở giáo dục phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cấp độ 2.

 3. Phương châm hành động

“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường” và  “Tất cả vì học sinh thân yêu”.

 

III. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác trong giáo dục học sinh

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

- Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thông dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.

- Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề hoặc dạy học dựa trên vấn đề. Đó là việc đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề.

- Tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại, đề cao chủ thể nhận thức của học sinh, phát triển năng lực của học sinh.

- Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh. Phương tiện dạy học và phương pháp dạy học có sự thống nhất hữu cơ với nhau. Bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống như tranh ảnh, hình vẽ, bản đồ, sơ đồ, SGK, các tài liệu tham khảo, mô hình, hiện vật…là những thiết bị kỹ thuật hiện đại trong dạy học như: phim video giáo khoa, máy vi tính, Projector. Sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học; bám chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Tích cực bồi dưỡng học sinh khá, giỏi; phụ đạo học sinh yếu, kém; tổ chức ôn tập thi TNTHPT Quốc gia nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Trong điều kiện cho phép sẽ tuyển bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo chất lượng tốt, có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo.

- Hàng năm xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Chú trọng đào tạo nâng chuẩn giáo viên; khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tích cực tham gia các hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường, tỉnh; giáo viên nghiên cứu khoa học; tăng cường giao lưu học hỏi các đơn vị điển hình trong tỉnh nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ.

- Xây dựng nhà trường đạt chuẩn cơ quan văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy chế làm việc trong nhà trường; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

3. Xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy học

- Thường xuyên bảo dưỡng, tu sửa và khai thác hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; chú trọng xây dựng trường “xanh, sạch, đẹp”.

- Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hoá, hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

- Tham mưu với các cấp để được đầu tư xây dựng khối phòng hành chính quản trị, khối phụ trợ;  sơn sửa 10 phòng học đã xuống cấp; mua sắm trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học  đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Luôn bám theo chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia để phấn đấu thực hiện trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 vào cuối năm 2024. Hướng tới xây dựng nhà trường ngày càng thân thiện, học sinh ngày càng tích cực, chất lượng ngày càng cao.

4. Nâng cao nguồn lực để phát triển nhà trường

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, là vốn quí nhất để phát triển nhà trường. Nhà trường cần có giải pháp tốt nhất để tập hợp, tạo cơ hội cho mọi thành viên của trường được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, đạo đức và lối sống, chất lượng giảng dạy để phát huy hết khả năng sáng tạo trong hoạt động xây dựng thương hiệu của nhà trường.

- Thu hút nguồn lực tài chính:Ngoài nguồn tài chính do ngân sách nhà nước cấp hàng năm, trường cần linh hoạt, chủ động thu hút các nguồn lực tài chính từ công tác xã hội hoá giáo dục nhằm đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho hoạt động dạy, học trong nhà trường như:

+ Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng thực hành thí nghiệm, thư viện, phòng làm việc và các công trình phụ trợ khác.

+ Trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ giảng dạy, công nghệ phục vụ quản lý, giảng dạy, học tập.

- Nguồn lực thông tin:

+ Là những dữ liệu đã được phân tích và xử lý để phục vụ cho việc ra quyết định hoặc giải quyết các nhiệm vụ nhằm phát triển nhà trường. Thông tin vừa là yếu tố đầu vào, vừa là nguồn dự trữ tiềm năng cho nhà trường.

+ Hệ thống thông tin bao gồm thông tin về mục tiêu, chương trình kế hoạch dạy học; về học sinh, về giáo viên; về các vấn đề tài chính; về cơ sở vật chất của nhà trường; về điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương. Triển khai và khai thác tốt hệ thống thông tin đa chiều giữa nhà trường với phụ huynh, học sinh, các cấp quản lý, các tổ chức chính trị- xã hội…

5. Xây dựng “thương hiệu”

- Xây dựng “thương hiệu”, tín nhiệm của nhà trường với xã hội.

- Xác lập tín nhiệm “thương hiệu” đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh.

- Tích cực xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường, tích cực tuyên truyền, giáo dục truyền thống của nhà trường bằng nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn.

6. Quan hệ với cộng đồng

- Xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt với các tập thể, các cá nhân thuộc đơn vị bạn; các cơ quan, đơn vị kinh tế, văn hoá, chính trị-xã hội, doanh nghiệp ở địa phương để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục.

- Xây dựng và phát triển mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương, khu dân cư để làm tốt công tác tuyên truyền thương hiệu, giáo dục truyền thống.

7. Lãnh đạo và quản lý

- Lãnh đạo toàn diện, ưu tiên cho những mục tiêu trọng điểm, lĩnh vực ưu tiên.

- Phân công trách nhiệm cụ thể, các mặt công tác trong tập thể lãnh đạo phù hợp với năng lực, sở trường, vị trí việc làm.

 

IV. TỔ CHỨC, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

- Kế hoạch chiến lược sau khi được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệtsẽ được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan, quan tâm đến nhà trường.

- Thông tin nội dung cơ bản của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026 trên trang thông tin điện tử của trường tại địa chỉ http://thpt-vogiu-binhdinh.edu.vn/.

2. Tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá

          - Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược bao gồm Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn trường, các Tổ trưởng chuyên môn, thư ký Hội đồng, đại diện cấp ủy. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch và phân công nhiệm vụ cho từng  thành viên theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, cá nhân liên quan. Ban chỉ đạo có trách nhiệm điều chỉnh kế hoạch sau từng giai đoạn triển khai, thực hiện sát với tình hình thực tế của nhà trường.

3. Lộ trình thực hiện: Kế hoạch được thực hiện trong 3 giai đoạn    

+) Giai đoạn 1: Từ 2021 – 2023. Tổ chức triển khai kế hoạch, sơ kết hàng năm, cuối giai đoạn 1 tiến hành sơ kết, đánh giá quá trình thực hiện, bổ sung những nội dung, yêu cầu phát sinh mới (nếu có), rút kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2.

+) Giai đoạn 2: Từ 2023 – 2026. Hoàn thành kế hoạch, trường được công nhận chuẩn quốc gia vào năm học 2025-2026. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm.

+) Giai đoạn 3: Từ 2026 – 2030: Tiếp tục triển khai kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn II.

4. Phân công nhiệm vụ cụ thể

- Hiệu trưởng và Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch có trách nhiệm phổ biến tới mọi đối tượng về nội dung của kế hoạch; thành lập ban kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp để thực hiện; tham mưu với lãnh đạo cấp trên, phối hợp với các tổ chức Đảng, đoàn thể trong đơn vị để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển nhà trường.

- Phó Hiệu trưởng, theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất các giải pháp thực hiện.

- Các tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, tự kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên trong tổ, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp thực hiện.

- Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn 2030; kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kì, từng năm học; đề xuất biện pháp thực hiện kế hoạch.

5. Tiêu chí đánh giá

Bám sát nội dung kế hoạch chiến lược, các mục tiêu, chỉ tiêu, phương châm hành động được nêu trong kế hoạch chiến lược để kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện, đánh giá mức độ tiến bộ so sánh các chỉ tiêu cùng kỳ năm sau với năm trước và với mục tiêu đề ra của kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn 2030.

 

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Kế hoạch  phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2026, tầm nhìn 2030 của trường THPT Võ Giữ là một văn bản có tác dụng định hướng việc xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường; là cơ sở để nhà trường xây dựng kế hoạch hàng năm phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị.

- Kế hoạch còn thể hiện rõ sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường nhằm mục đích xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy.

2. Kiến nghị

- Đối với UBND tỉnh Bình Định: Quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và kinh phí để nhà trường cải tạo khuôn viên, xây dựng nhà hiệu bộ, phòng bộ môn nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động giảng dạy và học tập.

- Đối với UBND huyện Hoài Ân: Quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện để THPT Võ Giữ phát triển bền vững, nâng cao vị thế của nhà trường, xứng đáng với kỳ vọng của chính quyền, nhân dân địa phương.

- Đối với Sở GDĐT Bình Định: Quan tâm, hỗ trợ tạo mọi điều kiện thuận lợi để trường thực hiện kế hoạch chiến lược đề ra.

 

Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển của trường THPT Võ Giữ. Kính trình Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định xem xét, phê duyệt./.

 

Nơi nhận:

- Sở GDĐT Bình Định;

- TT Huyện Ủy Hoài Ân (báo cáo)

- UBND huyện Hoài Ân (báo cáo)

- Chi bộ (báo cáo);

- Hội đồng trường (thực hiện);

- P.Hiệu trưởng (t/h)

- Tổ CM, Đoàn thể (thực hiện);

- Đăng website trường;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

Nguyễn Quốc Việt

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH

 Bình Định, ngày 01 tháng 02 năm 2021

GIÁM ĐỐC (Đã ký)

Đào Đức Tuấn

Tác giả bài viết: Webmaster

Tổng số điểm của bài viết là: 24 trong 5 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
 

Giới thiệu

TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ

QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN           Hoài Ân, là một huyện trung du miền núi phía Bắc tỉnh Bình Định. Dân số trên dưới 100.000 người, nông nghiệp là điều kiện duy nhất để con người Hoài Ân cùng nhịp bước đi lên. Hoài Ân là mảnh đất giàu truyền thống...

Hình CB-GV Nhà trường



Ảnh Tập thể sư phạm nhà trường năm 2017

Đăng nhập thành viên

nong ngu co
du lich thai lan
tour di thai