SỞ GDĐT BÌNH ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT VÕ
GIỮ
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
Số: /KH – VG
Ân Mỹ, ngày 23 tháng 12 năm 2022
KẾ HOẠCH
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2023
Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/07/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật phòng chống tham nhũng;
Căn cứ kế hoạch số 3136/KH-SGDĐT ngày 22/12/2022 của Sở GDĐT Bình Định về việc thực hiện công tác phòng, chống
tham nhũng năm 2023;
Trường THPT Võ Giữ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 như
sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích
- Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực mà trọng tâm là Luật phòng, chống tham nhũng 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Chương trình công
tác của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các cấp, Chỉ thị 19-CT/TW ngày 13/4/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
phòng, chống tham nhũng, tiêu cựccác văn bản chỉ đạo nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành
vi tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; từng
bước loại bỏ dần các điều kiện, cơ hội phát sinh tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững
mạnh, hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
2. Yêu cầu
- Công tác phòng, chống tham nhũng phải được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thực hiện thường xuyên, liên tục, có
trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Kết hợp hiệu quả các giải pháp phòng ngừa với đấu tranh chống tham nhũng; chú trọng công tác kiểm tra nội
bộ, kiểm soát nội bộ, giám sát nội bộ để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng nếu có. Tăng cường
thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý đúng pháp luật các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, góp phần giữ
vững kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo. Thực hiện nghiêm túc việc
sơ kết, tổng kết và chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
II. Nội dung kế hoạch
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các tổ, đoàn thể trong trường triển khai thực hiện nghiêm túc các nội
dung sau:
- Thực hiện và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc trách nhiệm giải trình theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng
2018 và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật phòng, chống tham nhũng.
- Tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các quy định của pháp luật về phòng,
chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn
vị. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị theo quy định tại Nghị định số 04/2015/NĐ-CP
ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
công lập; 2 Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện
dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập.
- Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch số 2511/KHSGDĐT ngày 26/12/2019 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về việc thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường xử lý, ngăn
chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc”.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các văn bản
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức, học sinh các chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo
đức liêm chính và phòng, chống tham nhũng; các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham
nhũng và đạo đức liêm chính;
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phòng, chống tham nhũng. Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí
năm 2013; Nghị định 84/2014/NĐ-CP ngày 08/9/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của - Luật thực hành
tiết kiệm và chống lãng phí; Quyết định số 1845/QĐ-TTg ngày 02/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025 và các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
- Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 50-KH/TU ngày 23/4/2019 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, người tố giác, người đấu
tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí”.
- Kế hoạch số 2099/KH-SGDĐT ngày 07/9/2022 của Sở GDĐT về việc thực hiện Chỉ thi số 19-CT/TU ngày 13/4/2022 của
BTV Tỉnh ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Đi đôi với tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng phải đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; đề cao trách nhiệm nêu
gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị.
3. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng
Các tổ chuyên môn, văn phòng triển khai thực hiện nghiêm túc và đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về phòng ngừa
tham nhũng gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tập trung vào các nội dung sau:
- Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải
quyết công việc theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thực hiện tốt quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử văn hóa
công sở, đạo đức nhà giáo, đạo đức công vụ.
- Tăng cường trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giải trình của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; xây dựng và thực hiện cơ chế đảm bảo
quyền tiếp cận thông tin của công dân.
- Nâng cao vài trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và hiệu quả hoạt động của Hội đồng trường quy định tại Thông tư
32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ GDĐT.
- Thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch trong xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách và các khoản thu;
thực hiện tốt việc thu học phí qua ngân hàng; chấp hành nghiêm túc quy định về các khoản chi không dùng tiền mặt;
thực hiện đúng các chế độ, tiêu chuẩn, định mức; thực hiện nghiêm túc quy chế chi tiêu nội bộ; thực hiện đầu tư,
mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, thủ tục quy định.
- Thực hiện nghiêm túc việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định; tuyển dụng, sử dụng, phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo
dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm soát tốt việc xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham
nhũng.
- Thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm
soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong thực hiện các quy định, chính sách và
pháp luật; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành hoạt động đơn vị. Giảm bớt họp hành sự
vụ, tăng cường văn bản hướng dẫn; thường xuyên rà soát để loại bỏ, thay thế các thủ tục hành chính không phù hợp,
trái quy định của Nhà nước.
4. Thực hiện giải pháp phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí, tiêu cực:
4.1. Tiến hành rà soát và công khai minh bạch
đối với các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí:
- Thực hiện nghiêm túc Quy chế công khai minh
bạch đối với cơ sở giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BGD&ĐT ngày 28/12/2017 của Bộ
GD&ĐT:
+ Công khai, minh bạch trong mua sắm tài sản
công và xây dựng cơ bản.
+ Công khai, minh bạch trong quản lí dự án,
đầu tư xây dựng.
+ Công khai, minh bạch về tài chính và sử dụng
ngân sách nhà nước, các định mức tiêu chuẩn, quy định của nhà trường.
+ Công khai, minh bạch CSVC nhà trường.
+ Công khai, minh bạch đội ngũ CB, giáo viên,
nhân viên nhà trường.
+ Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại nhà trường.
+ Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức
cán bộ và kê khai tài sản.
+ Công khai các quy định đảm bảo quyền và lợi
ích học sinh.
Để thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch
các lĩnh vực công tác của nhà trường, các tổ chức trong trường cần tiếp tục rà soát để thống nhất và công
khai quy trình, thủ tục giải quyết; bảo đảm hợp lí, hạn chế tình trạng lợi dụng sơ hở để vụ lợi các nhân hoặc gây
thất thoát, lãng phí, gồm:
- Về phòng chống tham nhũng:
+ Xây dựng quy trình tuyển cán bộ, thực hiện
công tác tuyển cán bộ công khai, minh bạch, công bằng, khách quan, tuyển đúng người đáp ứng đủ tiêu chuẩn về năng
lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp vào làm việc tại trường.
+ Thực hiện công tác tuyển sinh đúng quy chế
hiện hành.
+ Việc cho điểm, đánh giá học sinh
thường xuyên và định kỳ, thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
+ Về quản lí cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng
chỉ: tập trung rà soát việc thực hiện Quyết định số 33/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/6/2006 của Bộ giáo dục &
Đào tạo về quản lí và sử dụng cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
+ Công khai quy trình, thủ tục xét thi đua
khen thưởng, xét tặng các danh hiệu cho cán bộ, viên chức, lao động.
- Về thực hành tiết kiệm chống lãng
phí:
+ Thực hiện quản lí, sử dụng ngân sách
theo quy định của luật ngân sách;
+ Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy định
các khoản chi: hội nghị, tiếp khách, lễ kỷ niệm, đi công tác, sử dụng điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, mua
sách báo, tạp chí…
+ Xây dựng cơ cấu đội ngũ, phân công CBVC,
người lao động theo quy định, đúng người, đúng việc.
+ Quản lí, sử dụng văn phòng làm việc, trang
thiết bị, phương tiện làm việc. Đặc biệt chú ý sử dụng, bảo quản máy tính, máy chiếu, thiết bị và đồ dung giảng
dạy.
+ Quản lí và sử dụng đất đai của trường đúng
mục đích, hiệu quả.
4.2. Đẩy mạnh cải cách hành
chính:
+ Rà soát toàn bộ quy trình làm việc; quy
trình công tác, hệ thống văn bản đã ban hành để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, giảm bớt họp hành sự
vụ, tăng cường văn bản hướng dẫn; đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch bệnh và an toàn trường học.
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc, kế hoạch thực hiện kỷ cương- kỷ luật hành chính, quy định cụ thể
chức trách từng vị trí công tác; đặc biệt chú ý trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị.
+ Cụ thể hóa quy tắc ứng xử nghề nghiệp của
nhà giáo, đảm bảo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường.
4.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác
kiểm tra, giám sát trong phát hiện xử lí vi phạm pháp luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí.
Thực hiện tốt các buổi tiếp dân, kết hợp với
hòm thư góp ý để phát hiện kịp thời những hiện tượng tham nhũng, lãng phí.
4.4. Phát huy vai trò của đoàn thể:
+ Phối hợp với Công đoàn: Thực hiện
nghiêm Quy chế dân chủ ở cơ sở, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoạt động đúng quy định
của pháp luật.
+ Vận động CB,VC, người lao động thực
hiện tốt cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
+ Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Thông qua tuần sinh hoạt chính trị đầu năm, các hoạt động ngoại khóa tiến hành lồng ghép với việc tuyên
truyền, giáo dục sinh viên, ý thức tiết kiệm, giữ gìn bảo vệ tài sản công; ý thức trung thực và có thái độ ứng xử
đúng đắn, tránh những biểu hiện gian dối trong học tập và thi cử.
5. Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy cho học sinh.
Thực hiện nghiêm túc, đúng Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung pháp luật phòng chống tham nhũng vào giảng
dạy trong nhà trường.
Tổ chức hội thi sân khấu hóa về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cấp trường; tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Chỉ thị
10-CT/TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
III. Tổ chức thực hiện:
1. Phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
Ban phòng chống tham nhũng.
2. Phát động toàn thể CB,VC,LĐ, học sinh đóng
góp ý kiến về biện pháp phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các đơn vị.
3. Gắn việc tổ chức thực hiện tốt cuộc vận
động “Học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi
đua trong toàn trường. Tập trung chỉ đạo nâng cao ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô tư.
4. Gắn việc thực hiện phòng chống tham nhũng,
lãng phí với xét các danh hiệu thi đua cuối năm.
5. Xử lí nghiêm minh đối với các trường hợp vi
phạm quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm hoặc lợi dụng quyền tố cáo để vu khống,
xuyên tạc, gây mất đoàn kết nội bộ.
6. Thực hiện tốt chế độ sơ kết, tổng kết, báo
cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định.
Trên đây là Kế hoạch phòng chống tham
nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tiêu cực của trường THPT Võ Giữ năm 2023. Trong quá trình
thực hiện, nhà trường sẽ tiếp tục cập nhật những chỉ đạo của Sở GDĐT, UBND tỉnh Bình Định về công tác phòng chống
tham nhũng để thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng năm 2023./.
Nơi nhận:
HIỆU
TRƯỞNG
- Sở GD&ĐT (để báo cáo);
- Các tổ chức trong trường;
- Thành viên Ban chỉ đạo (t/h)
- Lưu VT;
Nguyễn
Quốc Việt