QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ NHIỆM KÌ 2010 – 2013
CÔNG ĐOÀN GIÁO DỤC BÌNH ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----- ----- Ân Mỹ, ngày 07 tháng 10 năm 2010.
QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHẤP HÀNH
CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ NHIỆM KÌ 2010 – 2013
-----oOo-----
Căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt nam, Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Võ Giữ nhiệm kì 2010 – 2013 quyết định
Quy chế làm việc của Ban chấp hành như sau:
ĐIỀU I: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN:
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu biện pháp thực hiện công tác công đoàn hằng tháng, hằng năm trên cơ
sở thực hiện Nghị quyết của Đảng, của Công đoàn cấp trên và Nghị quyết Đại hội Công đoàn trường.
- Thảo luận, quyết định những vấn đề mới, đột xuất có liên quan đến phong trào cán bộ, CNVC trong nhà trường,
những vấn đề quan trọng về cơ chế, chính sách, tổ chức công đoàn, cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp thi hành
nghị quyết của chi bộ Đảng, Công đoàn giáo dục Bình Định có liên quan đến phong trào CNVC và hoạt động Công
đoàn.
- Kiến nghị với lãnh đạo trường về quản lý đơn vị thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban thanh tra nhân
dân về hoạt động toàn diện.
- Quyết định những vấn đề theo Điều lệ công đoàn quy định như triệu tập đại hội, bầu cử các chức danh theo quy
định của Điều lệ công đoàn Việt Nam.
- Chỉ đạo và kiểm tra hoạt động đối với tổ công đoàn.
- Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của công đoàn trường với cấp ủy, với công đoàn cấp trên và thông báo cho
công đoàn viên.
- Kiểm tra và giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, đảm bảo thực hiện quyền lợi của đoàn viên
công đoàn và người lao động. Đấu tranh ngăn chặn tiêu cực và các tệ nạn xã hội; phát hiện và tham gia giải quyết
khiếu nại và các tranh chấp lao động thực hiện quyền công đoàn theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với lãnh đạo trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị CBCC hàng năm.
- Vận động CBCC, VC và NLĐ trong trường thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ giáo viên tham gia quản
lý nhà trường, cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
- Quản lý và sử dụng tài chính, tài s ản công đoàn
- Phát triển đoàn viên, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
- Ban chấp hành công đoàn sinh hoạt 3 tháng/ lần; khi cần thiết thì triệu tập họp bất thường.
ĐIỀU II: TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH, VÀ CÁC ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN:
1. Chủ tịch : Phạm Chấn Hải. Là người đứng đầu Ban chấp hành có trách nhiệm và quyền hạn:
+ Chịu trách nhiệm phân công điều hành hoạt động của Ban chấp hành.
+ Lãnh đạo Công đoàn thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn trường nhiệm kì 2010 - 2013 và các nghị quyết của Ban
chấp hành Công đoàn cấp trên.
+ Phụ trách chung các mặt công tác của Công đoàn. Dự thảo chương trình sinh hoạt và chủ trì các cuộc họp Ban chấp
hành Công đoàn, BCH Công đoàn mở rộng. Ký các nghị quyết, quyết định và các văn bản của Ban chấp hành. Tham dự
các cuộc họp của Công đoàn cấp trên và Đảng, Chính quyền cùng cấp triệu tập.
+ Quyết định những công việc đột xuất khi không họp được Ban chấp hành Công đoàn trường và báo cáo lại với Ban
chấp hành Công đoàn trường trong phiên họp gần nhất.
+ Trực tiếp phụ trách công tác thi đua của Công đoàn. Phụ trách Tổ Công đoàn Hoá – Sinh – Địa – Công nghệ
2. Phó Chủ tịch : Trần Văn Chu. Có trách nhiệm và quyền hạn :
+ Trực tiếp phụ trách Tổ Công đoàn Toán – Tin Quốc phòng , Tổ Công đoàn Hành chính và Tổng hợp các phong trào
(lên kế hoạch và tổng hợp báo cáo), (VH – VN, TD – TT).
+ Thay mặt Chủ tịch khi được Chủ tịch Ủy quyền để giải quyết các công việc đột xuất khi Chủ tịch vắng mặt và có
trách nhiệm báo cáo cho Chủ tịch biết một cách sớm nhất.
+ Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban chấp hành về lĩnh vực được phân công phụ trách. Tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra đôn đốc các tổ Công đoàn thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành. Nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch các chủ
trương biện pháp, tổ chức hoạt động Công đoàn.
+ Ký các văn bản thuộc lĩnh vực phụ trách, hoặc được Chủ tịch ủy quyền.
3. Các Ủy viên Ban chấp hành có trách nhiệm và quyền hạn được phân công cụ thể như sau:
• Nguyễn Thành Sơn: (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra)
+ Trực tiếp phụ trách Ủy ban kiểm tra Công đoàn và Tổ Lý – Thể dục – Âm nhạc – Mỹ thuật, chỉ đạo các hoạt động
phong trào TDTT.
• Quách Thị Tố Mai: (Trưởng ban nữ công)
+ Trực tiếp phụ trách công tác Nữ công Công đoàn và Tổ Công đoàn Văn – Sử - CD,
+ Chỉ đạo các hoạt động phong trào VH VN– TDTT tổ nữ công.
• Ngô Thị Bích: (Phó Trưởng ban nữ công)
+ Trực tiếp phụ trách Tổ Công đoàn Ngoại ngữ và Thủ quĩ Công đoàn.
+ Chỉ đạo các hoạt động phong trào VH VN– TDTT tổ nữ công.
* Các Uỷ viên BCH Công đoàn chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và Ban chấp hành về lĩnh vực được phân công phụ
trách;
+ Quan tâm, thăm hỏi các Đoàn viên Công đoàn khi ốm đau, thai sản, gặp khó khăn trong các Tổ Công đoàn mà mình
phụ trách;
+ Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc các Tổ Công đoàn thực hiện các nghị quyết của Ban chấp hành có liên quan đến
công tác mà mình được phân công phụ trách.
+ Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Ban chấp hành, nghiên cứu đóng góp ý kiến xây dựng các nghị quyết, quyết định
của Ban chấp hành, thường xuyên phản ánh những thông tin cần thiết cho Ban chấp
ĐIỀU III : TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA ỦY BAN KIỂM TRA:
1. Ủy ban Kiểm tra Công đoàn Trường do Ban chấp hành Công đoàn Trường bầu ra và được Công đoàn cấp trên trực tiếp
công nhận. Ủy ban Kiểm tra thực hiện trách nhiệm và quyền hạn quy định ghi trong chương V Điều lệ Công đoàn Việt
Nam.
2. Trong các hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành, Ủy Ban kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả việc thực hiện
các chủ trương của Ban chấp hành về công tác kiểm tra, đề xuất chương trình hoạt động của Ủy Ban kiểm tra. Các Ủy
viên Ủy ban kiểm tra được mời dự họp, được cung cấp những tài liệu cần thiết và tham gia phát biểu ý kiến tại hội
nghị Ban chấp hành.
ĐIỀU IV : NGUYÊN TẮC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC:
1. Nguyên tắc làm việc:
+ Ban chấp hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Mọi công việc do cá nhân phụ trách phải được
giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng.
+ Các nghị quyết, quyết định của Ban chấp hành phải có quá bán số thành viên tán thành mới có giá trị và phải
được thi hành nghiêm chỉnh. Những công việc đột xuất cần giải quyết gấp do Chủ tịch Công đoàn quyết định.
2. Chế độ làm việc:
+ Chủ tịch Công đoàn có kế hoạch hoạt động Công đoàn từng tháng, từng năm để điều hành hoạt động của Ban chấp
hành Công đoàn.
+ Ban chấp hành họp định kỳ mỗi tháng 01 lần vào tuần cuối tháng và được thông báo chậm nhất trước 01 ngày.
+ Mỗi quý (03 tháng), tổ chức họp Ban chấp hành Công đoàn mở rộng vào tuần cuối tháng của quí và được thông báo
trước 03 ngày. (Tuy nhiên còn tùy thuộc vào số lượng và mức độ công việc)
+ Chủ Tịch chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp và cần thiết yêu cầu thành viên Ban chấp hành báo cáo kế
hoạnh công tác hay kết quả công việc đã được phân công.
+ Các Ủy viên Ban chấp hành có trách nhiệm báo cáo chuyên đề hoạt động theo yêu cầu của Chủ tịch Công đoàn, Công
đoàn cấp trên.
+ Chủ Tịch có trách nhiệm báo cáo công tác Công đoàn lên cấp Ủy nhà Trường và Công đoàn cấp trên.
+ Chủ tịch, phó chủ tịch, các Ủy viên Ban chấp hành trực tiếp chỉ đạo hoạt động công đoàn, quan tâm, thăm hỏi
đoàn viên công đoàn trong tổ Công đoàn mà mình phụ trách.
ĐIỀU V: TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG ĐOÀN:
- Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau:
Mục thu:
+ Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng góp hàng tháng 1 % tiền lương
+ Dịch vụ do Công đoàn tổ chức: (Photocoppy)
+ Tài trợ của các tổ chức khác: (Nếu có)
- Phân bổ kinh phí mục chi theo QĐ số 1375/ QĐ- TLĐ ngày 16/10 /2007
Mục chi:
- Lương, phụ cấp, các khoản phải nộp theo lương: 30%
- Chi quản lý hành chính: 10%
- Chi hoạt động phong trào: 40%
- Chi tham hỏi cán bộ đoàn viên: 20%
- Hỗ trợ cán bộ CNV đi học Thạc sỹ1 lần/ khóa học: 200.000,đ
- Tặng quà con cán bộ giáo viên đạt học sinh giỏi + đỗ đại học: 100.000,đ/hs; Tiên tiến: 50.000,đ/hs (Kết hợp với
Chi Hội Khuyến học giáo viên trường).
- Thăm đau ốm nặng nằm viện cha mẹ (chồng và vợ) của công đoàn viên, vợ, chồng, con: 50.000 đồng (đau ở nhà tổ
công đoàn thăm).
- Đám tiệc (cưới): 100.000,đ.
- Thăm tang lễ: 100.000 đ+ (30.000,đ/đv đóng góp)
- Tết nguyên đán: 200.000 đ/đv (có thể là quà)
* Các khoản chi vận dụng kinh phí từ nguồn thu trong ngân sách và ngoài ngân sách.
- Giao lưu với Công đoàn trường bạn
- Xây dựng kế hoạch tham quan cho CBCC trường
ĐIỀU VI : CÁC MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC:
1. Đối với Công đoàn Ngành Giáo dục & Đào tạo Bình Định:
Công đoàn Trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp và báo cáo tình hình hoạt động Công đoàn cho Công đoàn Ngành.
2. Đối với Cấp Ủy nhà trường :
+ Công đoàn trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Cấp Ủy. Có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết,
chỉ thị của Cấp Ủy nhà Trường.
+ Công đoàn trường thực hiện báo cáo và phản ánh kịp thời tình hình của cán bộ công chức và hoạt động Công đoàn
cho Cấp Ủy nhà Trường.
3. Đối với Ban Giám hiệu và các Ban ngành, Đoàn thể nhà Trường.
+ Mối quan hệ giữa Công đoàn trường với Ban Giám hiệu và các Ban ngành, Đoàn thể nhà Trường là mối quan hệ phối
hợp.
+ Thực hiện theo quy chế phối hợp đã ký giữa các bên.
ĐIỀU VII : ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Các thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn Trường THPT Võ Giữ nhiệm kì 2010 – 2013 có trách nhiệm thực hiện
theo quy chế. Tùy theo tình hình cụ thể, hàng năm Ban chấp hành có thể bàn bạc và quyết định sửa đổi bổ sung
những điều cần thiết trong quy chế. Quy chế này được thực hiện trong suốt nhiệm kỳ
Nơi nhận: TM . BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
CHỦ TỊCH
- CĐGD Bình Định (để b/c)
- Chi bộ (để b/c)
- Uỷ viên BCH
- Lưu VP
Phạm Chấn Hải